gioi-thieu-dalosa-viet-nam
tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn
duoc-lieu-thien-nhien-dalosa-vn
dau-nen-thien-nhien-dalosa-vn-f
chung-nhan-tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn
the-manh-cua_-dalosa-vn
ung-dung-tinh-dau-thien-nhien
dalosa-vietnam-chuc-mung-nam-moi-2025
TÌM KIẾM NHANH NHẤT - HÃY NHẬP TÊN SẢN PHẨM HOẶC BÀI VIẾT MÀ BẠN CẦN TÌM VÀO Ô BÊN DƯỚI
GIỎ HÀNG
KHUYẾN MÃI

 

ĐẠT CHỨNG NHẬN & KIỂM ĐỊNH BỞI:
chung_nhan_concertf
chung_nhan_gmpf
chung_nhan_halalf
chung_nhan_iso_9001_2015f
chung_nhan_quatest_3f
chung_nhan_thien_nhienf
chung_nhan_usadf
chung_nhan_vinacontrolf
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline & Zalo: 0967 22 7899

Tư vấn & Viber: 0902 82 2729

THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online: 21
Trong Ngày: 510
Trong Tuần: 3909
Tổng Lượt Truy Cập: 14935878

Sự Khác Biệt Giữa Tinh Dầu Thiên Nhiên Và Hương Liệu Hóa Chất

LƯỢT XEM: 2099805

Đánh giá

 

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TINH DẦU THIÊN NHIÊN & HƯƠNG LIỆU HÓA CHẤT

  • Có thể vì một lý do liên quan đến lợi nhuận, nên tinh dầu và hương liệu được xếp theo kiểu “vàng thau lẫn lộn”. Có sự khác biệt nào giữa tinh dầu và hương liệu hay không? Liệu sự khác biệt này có ảnh hưởng đến kết quả của liệu pháp tinh dầu hay không?... Đó là những vấn đề làm cho chúng ta cảm thấy phân vân khi mua một sản phẩm tinh dầu để sử dụng. Bài viết sau đây hy vọng sẽ phần nào “giải toả”được những ưu tư của bạn đọc. 
  • Sự khác biệt đầu tiên phải kể đến đó là tinh dầu (pure essential oils) có nguồn gốc tự nhiên, còn hương liệu (fragrance oils, aromatic oils hoặc perfume oils) là một sản phẩm tổng hợp hoặc cả hai. Sự tổng hợp một sản phẩm giúp cho nó có giá thành rẻ hơn và thuận tiện hơn (ví dụ: vải polyester) nhưng cũng mang lại nhiều nhược điểm như làm tăng các hoá chất nguy hiểm gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, các sản phẩm tự nhiên thường có chất lượng tốt hơn (ví dụ: đối với len) nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều khó khăn hơn trong quá trình sản xuất nên giá thành sẽ cao hơn.

tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn-29


  • Tiếp đến là sự khác biệt về số lượng chủng loại cũng như những hợp chất có trong tinh dầu và hương liệu. Hiện tại, trên thị trường chỉ có khoảng 150 tinh dầu các loại trong khi đó có đến 500 loại hương liệu tạo mùi. Số loại tinh dầu tuy ít, nhưng những hợp chất chứa trong nó thì rất nhiều. Mỗi loại tinh dầu thường chứa khoảng 50 – 500 hợp chất tự nhiên khác nhau có thể có tác dụng tích cực lẫn và tiêu cực. Ví dụ, tinh dầu quế được biết đến với tính chất sát trùng cao và làm se (săn chắc) nhưng nó cũng là chất gây kích thích da cao nên phải thận trọng khi sử dụng. Trong khi đó, hương liệu phần lớn được tổng hợp để “bắt chước” mùi hương của các sản phẩm thiên nhiên (ví dụ: hương liệu tạo mùi hương cà phê) hoặc tạo ra một cảm giác (ví dụ: cảm giác của một cơn mưa mùa xuân). Do đó, hương liệu chỉ chứa những hoạt chất chính để tạo mùi nên số lượng các hợp chất trong hương liệu chắc chắn sẽ ít hơn trong tinh dầu. Các nhà tinh dầu liệu pháp (aromatherapist) tin rằng tinh dầu nguyên chất chứa “năng lượng sống” hay “tinh chất” của cây trồng và có nhiều thành phần mà khoa học hiện nay chưa thể xác định và bào chế được. Các thành phần này, tồn tại trong một tổng thể và tạo nên sự riêng biệt độc đáo cho mỗi loại tinh dầu.
  • Khả năng bốc hơi cũng là một trong những điểm khác biệt giữa tinh dầu và hương liệu. Phần lớn tinh dầu rất dễ bay hơi và mùi thơm của nó cũng có xu hương phai nhanh hơn các loại hương liệu.
  • Cuối cùng, sự khác biệt đáng kể của tinh dầu và hương liệu đó chính là mục đích sử dụng. Tinh dầu nguyên chất được sử dụng trong liệu pháp tinh dầu (hay còn gọi là phương pháp điều trị bằng tinh dầu) với mục đích nâng cao sức khỏe thể chất, tình cảm và tinh thần: giảm đau, kháng viêm, kháng khuẩn, chống mệt mỏi, chống mất ngủ… Tinh dầu đi vào cơ thể qua da (khi massage hoặc tắm), qua hệ tiêu hoá (uống) hoặc qua hệ thống hô hấp (thông qua một máy khuếch tán hoặc xông hơi). Trong khi đó, hương liệu với mục đích chủ yếu trong công nghiệp nước hoa, mỹ phẩm và tạo mùi. Chúng thường được sử dụng trong xà phòng, nến… để tạo mùi hương cho sản phẩm. Những loại hương liệu không được khuyến cáo cho mục đích điều trị.

S khác bit ca tinh du hoa oi hương và hương liu hoa oi hương.

  • Một ví dụ cụ thể có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn sự khác biệt giữa tinh dầu và hương liệu đó là hoa oải hương (Lavender). Trong khi các nhà khoa học có thể tổng hợp được mùi thơm của hoa oải hương nhưng họ không thể tạo ra được những tác dụng về mặt sức khoẻ của loài hoa này. Mùi hoa oải hương xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm như nước hoa, xà phòng, mỹ phẩm, nến… tạo nên một mùi hương giống nhau và kéo dài. Trong khi đó, tinh dầu hoa oải hương tạo nên một hương thơm tự nhiên, tươi mát của loại hoa này cộng với tác dụng trị liệu của nó như giảm các triệu chứng như ho, giảm viêm khớp hay đau cơ, giúp thư giãn, chống mất ngủ… (Essenté)

Cách nhân biết tinh dầu giả mạo

(Essenté) - Một trong những đòi hỏi của Liệu pháp tinh dầu (Aromatherapy) là sử dụng tinh dầu nguyên chất (pure essential oil) để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, vì mục đích lợi nhuận, đôi khi tinh dầu đến tay người tiêu dùng không còn đảm bảo độ tinh khiết 100%. Làm thế nào để phát hiện được tinh dầu pha trộn giả mạo, xin mời các bạn theo dõi qua bài viết sau.

  • Pha trộn giả mạo (adulterate) một chất nào đó được định nghĩa như là “một cách thức bẻ gãy, phá hỏng làm cho chúng không còn tinh khiết nữa bằng cách thêm vào các chất hoặc các yếu tố ngoại lai. Đặc biệt đối với lĩnh vực bán hàng đó là sự thay thế các chất có giá trị bằng các chất có giá trị thấp hoặc không có giá trị”. (Merriam – Webster Dictionary). Một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực liệu pháp tinh dầu còn đưa ra nhận xét "pha trộn giả mạo đang lan tràn trong ngành công nghiệp dầu. Sự pha trộn có thể được thực hiện bằng cách dùng chính loại thực vật này hoặc với các loại thực vật hay chất tổng hợp khác…”. Nói như vậy, việc tìm kiếm tinh dầu nguyên chất không phải là vấn đề đơn giản.
  • Ngành pha trộn các loại tinh dầu nhiều nhất và được chấp nhận đó là ngành công nghiệp nước hoa (tiếp theo là ngành công nghiệp thực phẩm). Để đảm bảo tính nhất quán và sự chấp nhận của một sản phẩm, điều quan trọng đối với nước hoa chứa tinh dầu là vẫn đảm bảo được hương thơm sau nhiều năm. Những sản phẩm này đôi khi được đưa vào chuỗi cung cấp tinh dầu theo kiểu “vàng thau lẫn lộn” và được bán cho người tiêu dùng và các nhân viên y tế như là tinh dầu nguyên chất và chính hãng. Tất nhiên, điều này sẽ dẫn đến những hiệu quả tiêu cực cũng như vấn đề an toàn khi sử dụng sản phẩm.
  • Pha trộn giả mạo một loại tinh dầu tự nhiên làm thay đổi các thành phần hiệp đồng và làm giảm tác dụng điều trị của nó. Các nhà tinh dầu liệu pháp (Aromatherapist) tin rằng tinh dầu nguyên chất chứa “năng lượng sống” hay “tinh chất” của cây trồng và có nhiều thành phần mà khoa học hiện nay chưa thể xác định và bào chế được. Các thành phần này, tồn tại trong một tổng thể và tạo nên sự riêng biệt độc đáo của mỗi loại tinh dầu. Ngành công nghiệp dầu thiếu những qui định chặc chẽ nên buộc người tiêu dùng phải dùng đến những kiến thức của mình và thực hiện các bước kiểm tra để đảm bảo mua được tinh dầu nguyên chất với đầy đủ tác dụng của nó. Nếu mua một số lượng lớn tinh dầu thì việc kiểm tra chất lượng tinh dầu bằng những xét nghiệm là hết sức đơn giản. Còn đối với những người tiêu dùng mua với số lượng nhỏ để sử dụng thì việc kiểm tra phần lớn dựa trên kinh nghiệm là chính hoặc có thể yêu cầu người bán hàng cung cấp những thông tin kiểm nghiệm chất lượng của tinh dầu. Việc pha trộn giả mạo có thể rất tinh vi và rất khó phát hiện nếu không được kiểm nghiệm. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu “chỉ điểm” mà người tiêu dùng nếu tinh ý có thể nhận biết được:

1. Độ nhớt của tinh dầu: Độ nhớt được dịnh nghĩa như là kháng lực của dòng chảy. Tinh dầu gỗ đàn hương (Sandalwood) là một ví dụ về độ nhớt của tinh dầu. Nếu độ nhớt của tinh dầu làm cho chúng ta cảm thấy khó khăn khi nhỏ một giọt tinh dầu ra khỏi chai thì đó là tinh dầu chất lượng tốt. Nếu thấy tinh dầu bị vẫn đục và độ nhớt bị thay đổi bất thường là một dấu hiệu cho thấy chất lượng tinh dầu bị thay đổi. Nếu độ nhớt bị tăng lên cho thấy tinh dầu đang bị oxy hoá và dầu đang bị “lão hoá”.

2. Nhỏ trên giấy thấm: Để kiểm tra xem một loại tinh dầu có pha trộn thêm với các loại dầu khác (ví dụ: dầu thực vật), thì có thể nhỏ một giọt tinh dầu trên một nền vải hoặc giấy thấm. Nếu có dầu pha trộn thì nó sẽ hiện lên một “vòng mỡ” sau khi tinh dầu đã bốc hơi. Còn những loại tinh dầu nguyên chất thường bốc hơi hoàn toàn mà không để lại dấu vết gì.

3. Mùi của tinh dầu: Nếu được làm quen và nhận biết được mùi của loại tinh dầu chính hãng trước đó thì có thể giúp cho người tiêu dùng phát hiện ra được những loại tình dầu pha trộn giả mạo.

4. Giá cả:  Giá cả cũng là một dấu hiệu gián tiếp cho thấy chất lượng của tinh dầu. Ví dụ tinh dầu hoa hồng là một trong những loại tinh dầu có giá thành cao. Vì vậy nếu mua được tinh dầu hoa hồng với giá rẻ thì nên xem xét lại chất lượng của tinh dầu có đảm bảo hay không.

ThS. Bs Nguyễn Tất Bình (Theo The Aromatherapy Workbook)

NHẬN XÉT BÀI VIẾT: Theo quan điểm của Dalosa Việt Nam

- Bài viết cung cấp nhiều thông tin bổ ích, song còn nhiều hạn chế, cụ thể:

  • Cách phân biệt tinh dầu giả mạo hoàn toàn chủ quan, đánh giá mang tính một chiều, không nói lên bản chất của vấn đề. 
  • Độ nhớt của tinh dầu chiết xuất từ gỗ, cũ, rễ thì mới có độ nhớ cao, từ hoa, lá, trái cây thì hầu như không có độ nhớt
  • Bài viết của chuyên gia trên giấy thiếu thực tế.
  • Bài viết nhận xét về độ bốc hơi để vết loang trên giấy của tinh dầu cũng hoàn toàn thiển cẩn, không đúng với thực tế. Do bản chất của tinh dầu, chứ không phải cứ để vết loang thì nói là tinh dầu giả, điển hình tất cả tinh dầu chiết từ nhựa, có màu hầu hết đều để lại vết loang mà vẫn là tinh dầu nguyên chất.

THÔNG TIN CẦN BIẾT



  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

dathongbaobocongthuong
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • CÔNG TY TNHH TINH DẦU - THẢO DƯỢC DALOSA VIỆT NAM
  • DALOSA VIETNAM ESSENTIAL - HERBAL CO., LTD (DALOSA CO., LTD)
  • MST: 0313944542
  • Trụ Sở: 234/1 Vườn Lài, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Văn Phòng Giao Dịch (Showroom) : 265 Thống Nhất, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kho Hàng: 170/17 Vườn Lài, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đặt hàng & Zalo: 0967 22 7899 - Tư Vấn & Viber: 0902 82 2729
  • Email: vanhung1019@gmail.com - dailoc1019@gmail.com

Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™. GCN đăng ký KD số 0313944542 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp

1
Bạn cần hỗ trợ?