gioi-thieu-dalosa-viet-nam
tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn
duoc-lieu-thien-nhien-dalosa-vn
dau-nen-thien-nhien-dalosa-vn-f
chung-nhan-tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn
the-manh-cua_-dalosa-vn
ung-dung-tinh-dau-thien-nhien
dalosa-vietnam-chuc-mung-nam-moi-2025
TÌM KIẾM NHANH NHẤT - HÃY NHẬP TÊN SẢN PHẨM HOẶC BÀI VIẾT MÀ BẠN CẦN TÌM VÀO Ô BÊN DƯỚI
GIỎ HÀNG
KHUYẾN MÃI

 

ĐẠT CHỨNG NHẬN & KIỂM ĐỊNH BỞI:
chung_nhan_concertf
chung_nhan_gmpf
chung_nhan_halalf
chung_nhan_iso_9001_2015f
chung_nhan_quatest_3f
chung_nhan_thien_nhienf
chung_nhan_usadf
chung_nhan_vinacontrolf
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline & Zalo: 0967 22 7899

Tư vấn & Viber: 0902 82 2729

THÔNG KÊ TRUY CẬP
Đang Online: 31
Trong Ngày: 554
Trong Tuần: 3937
Tổng Lượt Truy Cập: 14935961

Những Yếu Tố Cốt Lõi Của Ngành Tinh Dầu Thiên Nhiên

LƯỢT XEM: 295544

Đánh giá


NHỮNG YẾU TỐ CỐT YẾU CỦA NGÀNH TINH DẦU THIÊN NHIÊN

  • Hiện nay, ngành tinh dầu thiên nhiên phát triển rất nhanh, thâm nhập ngày càng sâu rộng đến nhiều lãnh vực khác nhau trong đời sống con người. Tuy vậy, tinh dầu thiên nhiên còn rất mới lạ đối với hầu hết người tiêu dùng, ngay cả những người kinh doanh mua bán tinh dầu nhưng cũng không am hiểu nhiều về ngành kinh doanh mới mẻ đầy mê hoặc này. Do không có lượng kiến thức đủ để tìm hiểu đánh giá và thẩm định nên hầu hết đều dẫn đến quyết định sai trong việc chọn nhà cung ứng, chọn tinh dầu, đàm phán về giá cả, mù mờ về chức năng - công dụng …
  • Chúng tôi là Doanh Nghiệp hoạt động và cung ứng nguyên liệu dược phẩm; Trong đó có tinh dầu thiên nhiên xin chia sẻ một số kinh nghiệm về những kiến thức cơ bản mà những ai mới tham gia ngành tinh dầu cần phải tìm hiểu, nắm bắt để trang bị vốn kiến thức cần thiết cho chính mình.

I/ PHẠM VI BÀI VIẾT

  • Cung cấp những chủ đề cơ bản mà những ai muốn tham gia ngành nên cần tìm hiểu, thu thập thông tin để nâng cao vốn tri thức về tinh dầu thiên nhiên nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và cả những Quý Khách hàng sử dụng tinh dầu sử dụng cho cá nhân và gia đình.
  • Chỉ đề cập đến ngành tinh dầu thiên nhiên (không bao gồm hương liệu có nguồn từ hóa chất, …)

II/ ĐỊNH NGHĨA VÀ THUẬT NGỮ VỀ TINH DẦU THIÊN NHIÊN

1. Định nghĩa tinh dầu?

  • Tinh dầu là một loại chất lỏng chứa các hợp chất thơm dễ bay hơi và được chiết xuất đa số từ thực vật và một số từ động vật với nhiều phương pháp chiết xuất khác nhau.

tinh-dau-thien-nhien-dalosa-vn-41

2. Tinh dầu là gì?

  • Tinh dầu được ví như là nhựa sống của cây, vì vậy đã mang sức sống, năng lượng tinh khiết nhất của dược thảo từ thiên nhiên và mạnh hơn 50 -100 lần các loại dược thảo sấy khô (thảo mộc)

III/ THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA TINH DẦU THIÊN NHIÊN

1. Tên tinh dầu và nguồn gốc thực vật (Product name and Botanical Source):

  • Phải căn cứ và đối chiếu từ nhiều cách gọi tên tinh dầu khác nhau: Tên tiếng Việt, Tên tiếng Anh, Tên thực vật (Pháp danh thực vật) để trách nhầm lẫn các loại tinh dầu với nhau do ngôn ngữ bản địa và ngôn ngữ quốc tế, tên gọi đảo như tinh dầu trầm hương (Agarwood hay Eaglewood) và tinh dầu hương trầm (Frankincense) dù 2 loại tinh dầu này khác nhau nhưng hiện nay vẫn nhiều công ty tinh dầu vẫn xem 2 loại tinh dầu này là một. Thông tin tên tinh dầu phải được xem xét kỹ để tránh nhầm lẫn.

2. Xuất xứ tinh dầu:

  • Nói lên nguồn gốc sản xuất của tinh dầu. Thông tin này rất quan trọng bởi vì, dù là tinh dầu có tên gọi giống nhau và cùng giống thực vật nhưng chúng được sản xuất ở những vùng đất, quốc gia khác nhau thì chất lượng của chúng cũng hoàn toàn khác nhau, giá bán cũng có thể chênh lệnh nhau rất nhiều lần.

3. Màu sắc của tinh dầu (Colour):

  • Hầu hết đều có màu vàng, vàng nhạt hoặc không màu, một số có màu vàng, xanh, hỗ phách, …> Tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật nên có khả năng thay đổi màu theo thời gian.

4. Mùi đặc trưng (Odour):

  • Là mùi gì? Có mùi như là…?

5. Hình thức tồn tại của tinh dầu (Appearance):

  • Hầu hết tồn tại ở thể lỏng

6. Bộ phận chiết xuất ra tinh dầu là bộ phận nào?

  • Như: Rể (củ), thân cây, vỏ cây, lá cây, hoa của cây, nụ của cây, nhựa của cây, quả (trái), hạt, …

7. Phương pháp chiết xuất (Extraction menthod):

  • Là phương pháp nào? Ép – ép lạnh, lôi cuốn hơi nước, Co2 siêu tới hạn, dung môi, …

8. Số Cas (Cas no)Số đăng ký CAS:

  • Là sự xác định bằng chuỗi số định danh duy nhất cho các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polyme, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim. Chúng còn được nói đến như là các số CAS hay các CAS RN.

9. Số Fema (Fema no):

  • Mã số FEMA (Flavor and Extracts Manufacturers Association) là Mã số Hiệp hội các nhà sản xuất hương liệu và các chất chiết xuất. Căn cứ pháp lý: Điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 19-1:2015/BYT về Hương liệu thực phẩm - Các chất tạo hương

10. Tỉ trọng của tinh dầu? (Specific Gravity at…)

  • Hầu hết các loại tinh dầu đều có tỉ trọng nhẹ hơn nước, tức < 1, tuy nhiên vẫn có một số loại tinh dầu có tỉ trọng > 1; như tinh dầu vỏ quế, tinh dầu đinh hương, tinh dầu hương nhu, vvv. Thông tin này cho biết về tỉ lệ Kg và Lít, mua thế nào thì có lợi hơn đối với doanh nghiệp bán buôn, đối với nhà sản xuất có sử dụng tinh dầu làm nguyên liệu thì thông tin về tỉ trọng cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình pha chế với các tá dược khác. Tỉ trọng cũng là yếu tố cốt lõi để xem tinh dầu đó có phải là tinh dầu thiên nhiên hợp chuẩn hay không?

11. Chỉ số khúc xạ (Refractive index at...) 

  • Tỷ số giữa sin của góc tới với sin của góc khúc xạ, khi tia sáng có bước sóng xác định đi qua không khí vào tinh dầu được giữ ở nhiệt độ không đổi.
  • Ghi chú: Bước sóng quy định là 589,3 nm ± 0,3 nm tương ứng với các vạch D1 và D2 của phổ natri.

12. Góc quay cực (Optical Rotation at…) 

  • Góc được tính bằng miliradian và/hoặc độ của góc tạo ra bởi mặt phẳng phân cực phát quang ở bước sóng 589,3 nm ± 0,3 nm, ứng với vạch D của natri khi ánh sáng đi qua lớp tinh dầu dày 100 mm dưới các điều kiện nhiệt độ đã nêu.
  • Ghi chú: Khi phép xác định được thực hiện trên lớp tinh dầu có độ dày khác, thì giá trị  cần được tính quy về độ dày 100 mm. Cũng có thể dùng các phép đo theo nguyên tắc Faraday quang từ. Khi thực hiện theo nguyên tắc này thì độ dày của mẫu là khoảng 10 mm.

13. Thành phần của tinh dầu (Thành phần đơn hương)/Thành phần chính Main Components):

  • Bảng này một số chỉ ghi thành phần, hoạt chất chính có trong tinh dầu này là bao nhiều phần trăm. Bảng phân tích thành phần thì bao gồm tất cả các hoạt chất có trong tinh dầu được phân tích)

14. Có thể tan được – tính tan được ( Solubility)

15. Bảo quản lưu trữ đóng gói: (Stability, Storage and package):

  • Tinh dầu được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ thường dưới 25 độ
  • Tránh ánh sáng trực tiếp và tránh gần cách nơi có nguồn nhiệt cao
  • Lưu trữ và bảo quản tinh dầu tốt nhất trong chai thủy tinh tối màu. Chai nhôm Aluminum. Đậy kín nắp chai/can tinh dầu. Hạn chế bảo quản và lưu trữ tinh dầu trong can nhựa, hoặc vật liệu có nhựa. Trường hợp vì lý do vận chuyển chống vỡ/bể có thể dùng can nhựa cao cấp để đựng tinh dầu, xong thời gian không vượt quá 3 tháng. Một số loại can nhựa chuyên dụng theo tiêu chuẩn quốc tế có thể đựng tinh dầu trong vòng 12 tháng/.
  • Yếu tố này thể hiện khả năng cung ứng của nhà cung cấp, thể hiện là nhà đơn vị kinh doanh bán buôn hay bán lẻ.
  • Thông thường dung tích phổ biến được áp dụng trên thế giới
  • Bán lẻ: 5ml, 10ml, 20ml, 30ml, 50ml, 100ml
  • Bán sỉ: 1 lít, 5 lít/ 5kg, 10kg, 25kg, phuy 50kg, phuy 180kg, phuy 200kg

16. Hạn dùng tinh dầu thiên nhiên (manufacturing date …Expiry date/Best before):

  • Hạn dùng của mỗi nhà sản xuất, mỗi quốc gia thường theo bộ tiêu chuẩn của quốc gia đó, thông thường thì hạn dùng của tinh dầu từ 02 đến 05 năm, một số loại có thể sử dụng lâu hơn. Thông tin này cung cấp cho Khách hàng thông tin về thời gian sử dụng bắt buộc phải có đối với sản phẩm tinh dầu, không có hạn dùng tức tinh dầu không an toàn cho sử dụng, vì một số tinh dầu quá hạn có thể gây ra những hợp chất nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

IV/ CÔNG DỤNG CỦA TINH DẦU THIÊN NHIÊN

  • Tinh dầu được sử dụng trong y học như các chế phẩm thảo dược, thực phẩm chức năng. Các ứng dụng y học bao gồm từ làm đẹp da cho tới điều trị ung thư và thường chỉ là thuần túy dựa theo các miêu tả lịch sử về việc sử dụng tinh dầu cho các mục đích này. Các tuyên bố về hiệu quả của điều trị y học bằng tinh dầu, cụ thể là hiệu quả chữa trị ung thư, hiện tại phải tuân theo các quy định điều chỉnh tại nhiều quốc gia;
  • Sử dụng trong mỹ phẩm như nước hoa, mỹ phẩm, sữa tắm, xà phòng, kem đánh răng…;
  • Sử dụng trong chăm sóc sức khỏe và tiêu dùng như xông hương, massage, trị liệu…;
  • Sử dụng trong các chất tạo hương vị cho đồ uống và thực phẩm…;
  • Sử dụng làm các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh gia dụng khác…
  • Thông tin công dụng tinh dầu cung cấp cho nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, tiêu dùng mua đúng loại tinh dầu mình cần mà đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất, tránh lãng phí.
  • Tinh Dầu về cơ bản là một loại nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành như dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, chăm sóc sức khỏe, do vậy tinh dầu thiên nhiên là một loại nguyên liệu đa công dụng. Quý Khách hàng nên tìm hiểu và nghiên cứu cụ thể trước khi quyết định mua phục vụ cho nhu cầu của mình.


V/ CÁC CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT TINH DẦU THIÊN NHIÊN

1. Nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất tinh dầu

  • Nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra tinh dầu thiên nhiên là những bộ phận nào của thực vật: Rể (củ), thân cây, vỏ cây, lá cây, hoa của cây, nụ của cây, nhựa của cây, quả (trái), hạt, …Thông tin này cho thấy nguồn nguyên liệu sản xuất tinh dầu có khan hiếm hay không? Nơi nào có đặc điểm thổ nhưỡng phù hợp để nuôi trồng vào chiết xuất loại tinh dầu này trên thế giới?, bộ phận chiết xuất và tỉ lệ tinh dầu bao nhiêu trong nguyên liệu? những bộ phận thực vật có chứa tinh dầu hay không?

2. Phương pháp chiết xuất tinh dầu sử dụng là phương pháp nào?

  • Có nhiều phương pháp chưng cất tinh dầu khác nhau, hiện nay có các phương pháp chiết xuất như: Chưng cất lôi cuốn hơi nước, phương pháp ép, Phương pháp trích ly bằng dung môi (pháp tách tinh dầu dùng CO2 siêu tới hạn - dễ bay hơi và không bay hơi). Phương pháp chiết xuất cung cấp cho chúng ta hiểu được nhưng thông tin sau: Độ tinh khiết của tinh dầu, độ khó chiết ra tinh dầu, công nghệ chiết xuất, hiệu quả chiết xuất… những yếu tố này cấu thành giá bán tinh dầu thành phẩm ngoài thị trường có thực sự rẻ như vậy hay không?

3. Tỉ lệ tinh dầu có trong nguyên liệu sản xuất là bao nhiêu?

  • Đây là yếu tố chuẩn kỹ thuật giúp chúng ta có cái nhìn khách quan về: Sự quý hiếm của tinh dầu, giá bán tinh dầu có thực sự phù hợp hay không?
  • Ví dụ: Để chưng chất  được 1kg (khoảng 1000ml) tinh dầu nguyên chất thì phải mất 120kg lá Tràm Gió, 136kg hoa Oải Hương, 455kg Lá Hương Thảo, 1000kg Hoa Lài, 80kg Lá và Thân Cây Sả, 120kg Lá Cây Bạc Hà, 100Kg Vỏ Quế, 3000 kg cánh hoa hồng…Hầu hết tỉ lệ tinh dầu có trong nguyên liệu sau khi chưng cất được là rất thấp. Đây là thông tin rất quan trọng cho chúng ta có một cách nhìn, tính toán khách quan đến giá thành sản phẩm của nhà cung cấp bán ra thị trường có thực sự nguyên chất hay không?

4. Nguồn gốc và kiểm nghiệm chất lượng tinh dầu:

  • Thông tin này nói lên giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng tinh dầu gồm có:

COA hay C/A (Certificate of Analysis):

  • Bảng phân tích thành phần sản phẩm, hầu hết chỉ thể hiện những thông số cơ bản  như: tên gọi hàng hóa, nước sản xuất, nguồn gốc thực vật, hạn dùng, cảm quan, số lô, số Cas, chỉ số khúc xạ, góc quay cực, tỉ trọng.

MSDS (Material Safety Data Sheet) (Bảng chỉ dẫn an toàn sản phẩm)

Phiếu kiểm nghiệm:

  • Những thông tin cơ bản của phiếu kiểm nghiệm cần có là: Chỉ số khúc xạ, góc quay cực, tỉ trọng, Thành phần đơn hương – bao gồm tất cả các thành phần có trong tinh dầu kèm theo sắc ký đồ).

Hóa đơn giá trị gia tăng (VAT):

  • Để chứng minh hàng hóa kinh doanh hợp pháp, năng lực doanh nghiệp
  • Ngoài ra, còn có nhiều chứng nhận khác như: GMP, USDA Organic, (Certificate of Free Sales), Giấy chứng nhận HACCP hoặc ISO 22.000 của công ty sản xuất, …

5. Đọc bảng kết quả phân tích thành phần tinh dầu

  • Sau khi phân tích mẫu tinh dầu sẽ cho ra bảng kết quả phân tích. Bằng nhiều phương pháp kiểm nghiệm khác nhau, song bảng phân tích thường bao gồm thông tin chính như : Chỉ số khúc xạ, góc quay cực, tỉ trọng, các hoạt chất – thành phần có trong tinh dầu. Sau khi có kết quả kiểm nghiệm thì chúng ta phải đối chiếu với tiêu chuẩn của nhà cung cấp, tiêu chuẩn quốc gia (ví dụ như tiêu chuẩn dược điển Việt Nam 3, Tiêu chuẩn dược điển Việt nam 4, v.v), Tiêu chuẩn quốc tế,… song chúng ta so sánh mới biết là kết quả tinh dầu có đạt hay không đạt, hoặc chưa đạt. Hầu hết các nước sản xuất tinh dầu, các doanh nghiệp sản xuất tinh dầu đều xây dụng một bộ tiêu chuẩn cho sản phẩm tinh dầu của mình căn cứ từ nhiều bộ tiêu chuẩn khác từ các nước trên thế giới, Tiêu chuẩn của mỗi quốc gia có thể sai số khác nhau, song nhìn chung tiêu chuẩn của một loại tinh dầu có pháp danh khoa học giống nhau thì tiêu chuẩn kỹ thuật được xây dựng hầu hết là tương đương như nhau trên toàn thế giới, có chênh lệch nhưng không nhiều
  • Kết quả phân tích của mỗi loại tinh dầu rất khác nhau, Cty Tinh dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam chúng tôi xin giới thiệu, không nêu chi tiết cho từng bảng phân tích.

VI/ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT & BUÔN BÁN TINH DẦU THIÊN NHIÊN TẠI VIỆT NAM

1. Giá bán tinh dầu thiên nhiên.

  • Giá tinh dầu thiên nhiên thực sự thì không hề rẻ do tính quý hiếm của nó. Tinh dầu thiên nhiên giá cao thì chưa chắc phải là tinh dầu xịn, nhưng giá quá rẻ thì chắc chắn đó là tinh dầu dỏm hoặc tinh dầu đã pha loãng hoặc hương liệu hóa chất đội lốt tinh dầu thiên nhiên. Giá bán thường phụ thuộc vào đặc tính quý hiếm, chức năng công dụng và nhu cầu tiêu thụ của loại tinh dầu đó

2. Tình hình sản xuất tinh dầu thiên nhiên tại Việt Nam

  • Hiện tại ngành sản xuất tinh dầu tại Việt Nam chỉ có một số rất ít nhà máy sản xuất tinh dầu nhưng tập trung vào xuất khẩu, ít bán trong nước, còn lại hầu hết các cơ sở sản xuất đều nhỏ lẻ tự phát.
  • Một số loại tinh dầu có tiềm năng và chất lượng tốt có thể khai thác tại Việt Nam như: Tràm gió, tràm trà, vỏ quế, hồi, sả java, sả chanh, húng chanh, húng quế, pơ mu, thông, bạc hà, bạch đàn, vỏ bưởi, gừng, hoa lài, hương nhu, khuynh diệp, long não, màng tang, nghệ, tỏi, tiêu đen.
  • Các cơ sở sản xuất tinh dầu tại Việt Nam hầu hết đều sản xuất thủ công nên chất lượng chưa đồng đều và nguồn cung ứng tinh dầu thì không ổn định.
  • Chưa coi trọng công tác nghiên cứu, chọn giống, sản xuất. Nuôi trồng và khai thác tùy tiện, nhỏ lẻ nên chất lượng tinh dầu không đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, hàm lượng hoạt chất, vi sinh, hóa sinh…
  • Chưa có sự kết hợp giữa Nhà Nông – Nhà Khoa Học & Doanh Nghiệp thương mại nên thực tại tiêu thụ hàng hóa trong nước và xuất khẩu không ổn định, bị động, tự phát. Do vậy gặp rất nhiều khó khăn để tiếp cận với các thị trường tiêu thụ tinh dầu lớn trên thế giới

3. Phân biệt tinh dầu thật và tinh dầu giả

  • Tinh dầu thiên nhiên là là một loại nguyên liệu, với người tiêu dùng sử dụng lần đầu hoàn toàn không phân biệt được tinh dầu và hương liệu. Tinh dầu thiên nhiên cũng không thể phân biệt chính xác bằng cảm quan nên vến đề phân biệt thật và giả là rất khó khăn. Hiện tại, Cty tinh Dầu thảo dược Dalosa Vietnam đã có rất nhiều bài viết về chủ đề này, Quý khách chó thể xem thêm tại mục kiến thức tinh dầu tại: ĐÂY
  • Ở đây, chúng tôi khuyến nghị Quý khách hàng một số vấn đề cơ bản sau:
  • Chúng ta nên phân tích và kiểm tra nhiều phương pháp khác nhau để đi đến kết luận cho tinh dầu có đạt hay không đạt. Đòi hỏi chúng ta phải có lượng kiến thức ngành khá rộng thì mới có thể có cách đánh giá nhận xét thấu đáo
  • Hầu hết các phương pháp kiểm ra thủ công đều mắc phải những nhược điểm ảnh hưởng đến độ chính xác khi kết luận
  • Không nên chỉ xem một phương pháp thử mà vội vàng quyết định tinh dầu đó có đúng hay không?
  • Người càng ít chuyên môn, không rành về tinh dầu thì nhận xét rất khó chính xác
  • Phương pháp kỹ thuật là phương pháp cho kết quả chính xác nhất nhưng tốn kém và mất thời gian mới có kết quả, song cần phải am hiểu thuật ngữ chuyên môn mới đọc được kết  quả kiểm tra.
  • Người làm càng lâu năm trong ngành thì cảm nhận về mức độ chính xác của tinh dầu càng cao, song nhược điểm vẫn có vì quá tin vào cảm giác của mình. Nhưng cảm giác chỉ mang tính tương đối và giới hạn.
  • Sử dụng thông tin không chính thức để đưa ra nhận định chung là hoàn toàn sai lầm. Ví dụ thường thấy như đọc được một bài viết trên mạng xã hội nói là tinh dầu sau khi nhỏ vài giọt trên giấy trắng nếu không để lại vết loang và bay hơi hoàn toàn thì mới là tinh dầu xịn, còn có để lại vét loang phân cách thì không phải tinh dầu. Đều này hoàn toàn sai lầm vì chỉ đúng với hầu hết tinh dầu, song nhiều loại tinh dầu bản chất là màu vàng đậm như vỏ cam, từ nhựa cây như pơ mu, rễ nhựa như gừng thì hầu hết vẫn để lại vết nhưng vẫn là tinh dầu nguyên chất. Sai lầm do chỉ lấy một loại tinh dầu bay hơi hoàn toàn mà áp dụng cho tất cả những loại tinh dầu còn lại.

4. Sử dụng tinh dầu như là một sự trải nghiệm

  • Tinh dầu ở nước ta được bán nhiều nơi, đặc biệt là ở các thành phố lớn các công ty tinh dầu phân bố dày đặc. Song để chọn một nhà cung cấp tinh dầu có uy tín, chất lượng và giá cả phù hợp thì rất khó khăn. Đa phần người tiêu dùng thường bị vướng vào giá rẻ và thương hiệu mà không tìm hiểu sâu hơn.
  • Tinh dầu giá rẻ mặc dù phù hợp với túi tiền tiêu dùng của đa số người dân, Song giá rẻ thì chắc chắn là tinh dầu không đạt chất lượng thậm chí có khả năng nguy hại cho người sử dụng khi mà sản phẩm họ dùng được pha trộn, thậm chí là hương liệu hóa chất tổng hợp. Mục đích sử dụng tinh dầu mà mang lại hiệu quả thể chất và tinh thần, song vì giá rẻ mà mua nhưng loại tinh dầu hóa chất thì vô tình làm hại cho sức khỏe, kéo theo nhiều bệnh tật về đường hô hấp, thần kinh, da liễu... Do vậy, thà không dùng tinh dầu, nhưng không nên dùng tinh dầu không đạt chất lượng.

5. Tình hình thương mại và phân phối tinh dầu thiên nhiên tại Việt Nam thời điểm 2018

  • Ở Nước ta, tình hình kinh doanh tinh dầu thiên nhiên phát triển nhanh và mạnh tầm 5 năm trở lại đây. Công ty hoạt động và phân phối tinh dầu phát triển nhanh chóng, đặc biệt là hệ thống cửa hàng bán lẻ tinh dầu rộng khắp ở các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Song vẫn còn những hạn chế rất lớn trên thị trường
  • Hầu hết các công ty tinh dầu đều nhỏ lẻ
  • Không có chuyên môn ngành
  • Cửa hàng bán lẻ hầu như chưa có khả năng phân biệt tinh dầu thiên nhiên và hương liệu hóa chất
  • Chưa có giấy tờ kiểm định và chứng nhận nguồn gốc hàng hóa.
  • Nhiều công ty bán hương liệu hóa chất nhưng vẫn đội lốt tinh dầu thiên nhiên để trục lợi người tiêu dùng
  • Một số công ty bán lẻ ít đầu tư về chuyên môn ngành, không nâng cao chất lượng sản phẩm mà chỉ tập trung cho giảm giá bằng hình thức bán tinh dầu dỏm (pha loảng), bán hương liệu hóa chất để thu hút người mua.

VII/ Kết Luận:

  • Ở giới hạn phạm vi bài viết chỉ mang tích chất giới thiệu, chia sẻ  nên Dalosa Việt Nam chỉ tập trung những chủ để cơ bản nhằm cung cấp những thông tin cần thiết, cốt lõi của ngành tinh dầu giúp cho những ai quan tâm có cách nhìn khách quan và tìm hiểu những đề mục chuyên ngành một cách thấu đáo hơn
  • Mặc dù đã cố gắng thu thập và chọn lọc những thông tin cần thiết cho bài viết, song vẫn không tránh khỏi những thiếu xót, mong Quý vị thông cảm và góp để bài viết được hoài chỉnh hơn, mọi thông tin góp ý xin gởi về: dailoc1019@gmail.com

Chân thành cám ơn

 Tác giả:

Hồ Văn Hùng

     CEO

Dalosa Việt Nam

THÔNG TIN CẦN BIẾT



  • Bài viết này là Tài Sản Trí Tuệ của Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam, mọi hình thức sao chép khi chưa được Chúng tôi cho phép bằng văn bản đều vi phạm Tác Quyền

  • Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
In bài viết
Đăng ký | Đăng nhập

Email / Điện thoại

Mật khẩu

Nhớ mật khẩu | Quên mật khẩu

dathongbaobocongthuong
  • THÔNG TIN LIÊN HỆ:
  • CÔNG TY TNHH TINH DẦU - THẢO DƯỢC DALOSA VIỆT NAM
  • DALOSA VIETNAM ESSENTIAL - HERBAL CO., LTD (DALOSA CO., LTD)
  • MST: 0313944542
  • Trụ Sở: 234/1 Vườn Lài, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Văn Phòng Giao Dịch (Showroom) : 265 Thống Nhất, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Kho Hàng: 170/17 Vườn Lài, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Đặt hàng & Zalo: 0967 22 7899 - Tư Vấn & Viber: 0902 82 2729
  • Email: vanhung1019@gmail.com - dailoc1019@gmail.com

Copyright © Bản quyền thuộc về Công ty TNHH Tinh Dầu Thảo Dược Dalosa Việt Nam™. GCN đăng ký KD số 0313944542 được Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP. HCM cấp

1
Bạn cần hỗ trợ?